Yếu tố còn thiếu để phát triển kinh tế số Việt Nam
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.Ca sĩ Thanh Ngọc tiết lộ sự thay đổi sau khi lấy chồng bác sĩ
Khu vực 3: 43 đội nam, 17 đội nữ, gồm 712 VĐV. Dự kiến diễn ra từ 16.10 đến 12.11 tại TP.HCM
Nên làm hướng dẫn viên thu nhập 60 USD/ngày hay đầu bếp lương 15-40 triệu đồng/tháng?
Tối 6.1, sau khi bay từ Thái Lan về Hà Nội, Xuân Son đã được đưa đến Bệnh viện Vinmec để kiểm tra và phẫu phuật. Giáo sư Trần Trung Dũng (người trực tiếp thực hiện phẫu thuật) và ê-kíp đã áp dụng những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất để Xuân Son có thể hồi phục và trở lại với bóng đá một cách tốt nhất.GS-TS-BS Trần Trung Dũng - Giám đốc chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình & Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec có những chia sẻ: "Ca phẫu thuật của Xuân Son không quá khó về mặt kỹ thuật. Tôi tin chắc rằng, nếu là một người bệnh bình thường thì ngay cả các bác sĩ trẻ có trình độ về chấn thương chỉnh hình trên các bệnh viện khắp cả nước cũng có thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Son, trong bối cảnh đóng góp của Son đối với thành tích cho đội tuyển Việt Nam, khơi dậy lên những tinh thần dân tộc, niềm tự hào cho đất nước, ca mổ rất nhiều áp lực".Theo ông Dũng, áp lực này có thể đến từ phía VĐV, người hâm mộ về mong muốn Xuân Son sớm trở lại thi đấu đỉnh cao: "Tôi nghĩ, những kỳ vọng đó là chính đáng. Thế nhưng, đối với ekip phẫu thuật, kỳ vọng đó không chỉ phụ thuộc vào kết quả cuộc phẫu thuật, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hành trình phục hồi sắp tới để 1 VĐV có thể quay lại thời kỳ đỉnh cao. Phẫu thuật chỉ chiếm 10%, để vận động viên có thể quay trở lại thi đấu thì các công tác hậu phẫu phía sau là vô cùng quan trọng"."Điều đáng nhớ với tôi chính là niềm tin của Xuân Son, lãnh đạo CLB chủ quản và sự quan tâm của người hâm mộ. Bản thân Xuân Son cũng mong muốn được trở về Việt Nam điều trị. Không chỉ là câu chuyện quan tâm đơn thuần về mặt chuyên môn, về kết quả điều trị, mà là sự động viên, quan tâm thực sự về sức khỏe của Xuân Son. Thậm chí, có nhiều bệnh nhân của tôi còn thể hiện mong muốn có thể đóng góp 1 phần tài chính để Xuân Son được hưởng những điều kiện y tế tốt nhất có thể", GS-TS-BS Trần Trung Dũng tiết lộ.
Mới đây, câu chuyện người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) dẫn con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) về TP.HCM tìm lại mẹ, được đăng trên Báo Thanh Niên qua bài viết: Sau 30 năm, người cha Pháp vượt 10.000 km dẫn con gái về TP.HCM tìm mẹ, đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ rộng rãi của quý độc giả. Trong các bài lan tỏa câu chuyện trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự xúc động trước hành trình tìm lại nguồn cội của cô gái Pháp cũng như tấm lòng nhân hậu, quảng đại của người cha. Bên cạnh đó, nhiều người mong cầu cho phép màu xảy ra trên hành trình đặc biệt của cha con ông Philippe tại TP.HCM. Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Sau khi bài viết trên Báo Thanh Niên được chia sẻ, bà Hương đã nhận được nhiều thông tin từ quý độc giả. Trong số đó, có những thông tin quan trọng, hữu hiệu cho cuộc tìm kiếm."1 ngày sau khi bài báo được chia sẻ, tôi nhận được thông tin về một người phụ nữ có thông tin hoàn toàn trùng khớp với thông tin của mẹ ruột Mai Anh. Sau khi đối chiếu hồ sơ và lắng nghe câu chuyện, tôi nhận thấy khả năng cao đây là mẹ ruột Mai Anh nên đã lấy mẫu làm xét nghiệm ADN ngay sau đó rồi chờ kết quả", bà Hương tâm sự.Sau thời gian hồi hộp, cuối cùng, xem kết quả xét nghiệm ADN với lời kết luận người phụ nữ ở TP.HCM và Oriane Mai Anh Tougeron "có quan hệ huyết thống mẹ con", bà Hương đã vỡ òa hạnh phúc, thông báo tin vui này cho cha con ông Philippe.Thời điểm này, ông Philippe và con gái đang ở Đồng Nai thăm gia đình Việt Nam của anh Maxime, cũng là một người con nuôi gốc Việt của người cha Pháp. Vừa nghe tin, ông Philippe và chị Oriane đã bất ngờ, cảm xúc khó có thể diễn tả hết bằng lời.Chia sẻ với Thanh Niên ngay khoảnh khắc nhận được tin vui, chị Oriane cho biết bản thân vừa bất ngờ, vừa hạnh phúc. Mọi thứ đến với chị quá nhanh đến mức không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được cảm xúc lúc này."Ngay chỉ sau 1 ngày bài viết được chia sẻ, tôi đã có tin. Thật khó tin, nhưng lại là sự thật. Đó thực sự là một phép màu. Tôi thực sự cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trên hành trình này", cô gái Pháp chia sẻ.Cạnh bên, người cha cũng không giấu được niềm vui. Bởi ngay trong lần đầu tiên về Việt Nam tìm mẹ cho con gái sau 30 năm dài đằng đẵng, cha con đã nhận được tin vui "thần tốc".Ông Philippe dành những lời cảm ơn chân thành nhất đến Báo Thanh Niên, ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương cũng như tất cả những người tốt bụng đã giúp đỡ ông và con trên hành trình này, để có được phép màu hôm nay. Đầu tuần sau, cha con ông sẽ từ Đồng Nai trở lại TP.HCM. Họ hồi hộp mong chờ cuộc gặp với gia đình Việt Nam của Oriane. Từ đây, những câu hỏi về gốc gác, nguồn cội mà Oriane mang theo 3 thập kỷ sẽ được giải đáp, để rồi cô gái gốc Việt sẽ không còn băn khoăn gì về bí mật lớn nhất cuộc đời mình, rằng: "Vì sao mẹ lại bỏ con!".Ông Huỳnh Tấn Sinh từ nước Pháp xa xôi, khi nghe tin cũng đã dành những lời chúc mừng cho ông Philippe và con gái. Ông Sinh cho biết ông vô cùng hạnh phúc và xúc động trước phép màu này. Chính niềm hạnh phúc của những người được ông giúp đỡ trong khoảnh khắc tìm thấy được thân nhân cũng là động lực để người đàn ông tốt bụng tiếp tục hành trình nhân đạo của mình.Điều gì sẽ đón chờ cô gái Pháp và cha nuôi trong cuộc gặp lại gia đình ruột sắp sửa, sau gần 3 thập kỷ?
Người ở nhà trọ tại TP.HCM ngày nắng nóng: Ai tặng máy lạnh cũng không dám xài vì…
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 429 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.Theo phương án sắp xếp, Hà Nội duy trì 6 phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện gồm: Văn phòng HĐND - UBND; Thanh tra; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính); GD-ĐT; Y tế.Sáp nhập phòng LĐ-TB-XH và phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là phòng Nội vụ); chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về phòng GD-ĐT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn về phòng Y tế.Đối với phòng TN-MT, ở khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; tên gọi sau sắp xếp là phòng TN-MT.Ở khối huyện và thị xã sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống thiên tai từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.Phòng VH-TT tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.Đối với phòng Kinh tế ở khối quận thì chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng VH-TT; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Ở khối huyện và thị xã thì chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về phòng Nông nghiệp và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Phòng Dân tộc (hiện chỉ có 1 phòng thuộc UBND H.Ba Vì) bị giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về phòng Nội vụ.Về tổ chức bộ máy cấp huyện sau sắp xếp gồm 10 phòng chuyên môn, cụ thể: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; GD-ĐT; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).Trước kia, bộ máy cấp huyện ở Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn, gồm: Nội vụ, Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; GD-ĐT; Kinh tế; Quản lý đô thị; Văn hóa; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT; LĐ-TB-XH.Như vậy, so với bộ máy UBND cấp huyện trước đó, số lượng phòng chuyên môn sau sắp xếp đã giảm xuống còn 10 phòng khi bỏ đi 2 phòng LĐ-TB-XH và Quản lý đô thị.Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Sau khi sắp xếp bộ máy, Hà Nội giảm 61 phòng thuộc UBND cấp huyện. Trong đó ở 29 quận, huyện, thị xã giảm 58 phòng; riêng H.Ba Vì giảm 3 phòng (gồm phòng LĐ-TB-XH; Quản lý đô thị; Dân tộc).